MỤC LỤC BÀI VIẾT
Tăng tốc Windows 10: 8 mẹo tối ưu hóa hiệu năng
Hệ điều hành Windows 10 mang đến cho chúng ta rất nhiều tính năng thú vị và trải nghiệm tốt hơn những phiên bản trước đây. Tuy nhiên, với một cỗ máy tính cấu hình thấp thì Windows 10 có quá nhiều tính năng cồng kềnh và đó có thể là nguyên nhân gây ra hiện tượng giật lag. Microsoft đang cố gắng đem đến nhiều tính năng hữu ích nhất cho Windows 10, và có thể trong đó có nhiều tính năng mà bạn không sử dụng đến. Những tài nguyên này khi khởi chạy cùng hệ thống khiến cho máy tính của bạn hoạt động vất vả hơn. Vì vậy, bài viết này mình sẽ hướng dẫn bạn cách tăng tốc Windows 10 đạt được tốc độ tối đa đem lại trải nghiệm làm việc, chơi game mượt mà nhất. Cùng blog.maytinhViet.vn cập nhật thêm một số tin hữu ích nhất nhé!
Cách tối ưu hóa Windows 10 đạt hiệu năng tối đa
Trước khi thực hiện, mình muốn giải thích cho bạn một chút về hiệu năng tổng thể của một chiếc máy tính như sau:
- Tắt bớt tính năng thừa nghĩa là hệ thống phần cứng được giảm tải xử lý.
- Windows không bao giờ chạy với hiệu suất tối đa cho đến khi bạn tối ưu.
Ok, cơ bản là như vậy. Bây giờ chúng ta sẽ vào công việc chính.
1. Tắt System Restore
System Restore là tính năng mặc định của các đời Windows dùng để khôi phục lại hệ thống về thời điểm đã lưu sẵn trước đó nếu máy tính bị lỗi, dính virus hoặc không hoạt động ổn định. Tính năng này luôn chạy ngầm và khiến Windows chậm hơn cho nên nhiều người đã chọn những giải pháp khôi phục khác để thay thế.
Để tắt tính năng này, bạn nhấn chuột phải vào This PC > Properties > System Protection (với bản Windows 10 mới nhất thì giao diện có chút thay đổi, bạn vẫn sẽ thấy phần cài đặt System Protection ở góc phía bên phải). Bạn nhìn xem ổ đĩa nào đang ở chế độ On thì click vào nó rồi chọn Configure….
Sau đó bạn thực hiện:
- Kéo thanh Disk Space Usage về mức thấp nhất
- Xóa các file đã tồn tại
- Chọn Disable system protection
- Nhấn Apply để thực hiện rồi chọn OK
2. Tắt bớt các hiệu ứng hình ảnh
Hiệu ứng hình ảnh (Visual Effects) giúp cho Windows chuyển động thu phóng mượt mà hơn nhằm nâng cao trải nghiệm người dùng. Để thực hiện được điều này thì Windows cũng sẽ phải lấy thêm một chút tài nguyên xử lý của máy tính.
Để loại bỏ các hiệu ứng hình ảnh bạn click chuột phải vào This PC > Properties > Advanced system settings. Trong tab Advanced mục Performance chọn Settings….
Trong Performance Options bạn chọn Custom. Bỏ tích tất cả các đầu mục và chỉ giữ lại:
- Show thumbnails instead of icons: hiển thị hình ảnh thu nhỏ thay cho biểu tượng. Mục này giúp bạn xem được hình ảnh thu nhỏ trong máy tính mà không cần phải mở trực tiếp lên.
- Smooth edges of screen fonts: làm mịn font chữ. Nếu bạn tắt mục này thì chữ hệ thống hiện thị sẽ xuất hiện răng cưa rất khó chịu.
Nhấn Apply rồi OK để tận hưởng thành quả.
3. Set thêm RAM ảo cho máy tính
RAM ảo (virtual memory) bạn hiểu đơn giản là lấy một phần ổ cứng sử dụng thay thế cho RAM. Khi hệ thống sử dụng hết RAM thật thì sẽ dùng đến phần RAM ảo khắc phục tình trạng tràn RAM (các ứng dụng sẽ tự tắt hoặc load lại). Mặc định Windows sẽ tự set cho bạn một mức nhỏ để sử dụng, nhưng nếu bạn chạy nhiều tác vụ nặng mà RAM hệ thống lại thấp (dưới 4 GB) thì nên set thêm.
Bạn click chuột phải vào This PC > Properties > Advanced system settings. Tab Advanced mục Performance chọn Settings. Tiếp tục chuyển sang tab Advanced mục Virtual Memory chọn Change.
Tại cửa sổ Virtual Memory bạn thực hiện:
- Bỏ tích Automatically manage paging file siza for all drives.
- Chọn Custom size.
- Điền số RAM ảo bạn muốn set. Initial size nên set 4 GB (4096 MB), Maximum size bạn set 8 GB (8192 MB). Sau đó nhấn Set để thực hiện.
- Nhấn OK và khởi động lại máy tính.
4. Tùy chọn hiệu suất đồ họa cho từng ứng dụng
Tính năng này (chỉ có trên Windows 10) sẽ giúp cài thiện hiệu suất của ứng dụng hoặc tiết kiệm pin tùy theo ý muốn của bạn. Để thực hiện, bạn truy cập mục Settings (Cài đặt) > System (Hệ thống) kéo xuống phần Graphics settings (Cài đặt đồ họa).
Tại đây, bạn có thể lựa chọn các ứng dụng được tăng tốc Best performance (Hiệu suất cao).
5. Tắt các ứng dụng chạy nền
Ứng dụng chạy nền là những ứng dụng mà có thể bạn không sử dụng đến nhưng chúng vẫn âm thầm chạy ngầm để: hiện thông báo, cập nhật hoặc quảng cáo. Đối với các ứng dụng không sử dụng thì bạn nên tắt tiến trình nền của chúng.
Bạn vào Settings > Privacy, kéo xuống phần Background apps (Ứng dụng trên nền) rồi tắt hết các ứng dụng chạy nền mà bạn không sử dụng.
6. Tắt hiệu ứng âm thanh
Hiệu ứng âm thanh được kích hoạt mỗi khi bạn click vào ứng dụng, thư mục hoặc cài đặt thường gây khó chịu cho người sử dụng Windows. Để tắt hiệu ứng âm thành bạn vào Control Panel > Sound rồi chuyến đến tab Sound (Âm thanh) chọn No sound. Bạn cũng có thể tắt thêm âm thanh khởi động Windows tại đây.
Sau khi thực hiện xong nhấn Apply rồi OK.
7. Tùy chọn nguồn điện (hiệu năng cao)
Bạn vào Control Panel > Power Options chọn High Performance. Nếu bạn không thấy tùy chọn này thì hãy Tạo kế hoạch nguồn điện (Create a power plan) mới và chọn Hiệu năng cao.
8. Tắt Microsoft Defender Antivirus và Windows Firewall (không khuyến nghị)
Tắt 2 tính năng bảo mật này sẽ giảm tải một chút gánh nặng xử lý cho máy tính. Tuy nhiên đây là điều không nên vì khi tắt đi bạn có thể sẽ không thấy sự khác biệt trừ khi bạn chạy full load CPU. Nếu bạn vẫn muốn tắt 2 tính năng này đi thì hãy làm theo cách sau.
Tắt Microsoft Defender Antivirus (Windows Defender cũ): bạn vào Settings > Update & Security > Windows Security > Virus & threat protection chọn Manage settings.
Sau đó bạn chuyển các mục sau đây từ On > Off để tắt hoàn toàn Microsoft Defender Antivirus.
Tắt Windows Firewall: tìm đến Settings > Update & Security > Windows Security > Firewall & network protection. Bạn vào từng mục Domain network, Private network và Public network chuyển trạng thái từ On > Off là được.