MỤC LỤC BÀI VIẾT
Linh kiện máy tính cũ và những kinh nghiệm cần có
Linh kiện máy tính cũ để nâng cấp máy tính, thay thế những linh kiện hỏng là một lựa chọn khá kinh tế mà nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết chọn linh kiện cũ. Bài viết sau đây với những kinh nghiệm và thủ thuật, BlogmaytinhViet.vn sẽ mang đến cho bạn sự lựa chọn đúng đắn hơn.
Nguyên tắc chung khi mua linh kiện máy tính cũ
Về xem linh kiện và bảo hành
Điều đầu tiên khi xác định mua linh kiện cũ. Bạn nên tìm đến những địa điểm bán linh kiện có thời gian bảo hành ít nhất một tháng. Đừng nên lựa chọn những cửa hàng bán linh kiện máy tính cũ bao test 3 – 7 ngày. Vì bản thân linh kiện cũ rất hay hỏng hóc và không nói trước được điều gì. Có thể trong 3 – 7 ngày đầu bạn sử dụng mượt mà nhưng đến ngày thứ 8 thứ 9 phát sinh lỗi. Coi như bạn vừa mất tiền oan, lại phải bỏ tiền ra mua lại linh kiện khác.
Nên tham khảo kỹ thông số của linh kiện trước khi mua. Tránh trường hợp mua về rồi mới biết không khớp, máy không chạy được. Hoặc có những trường hợp linh kiện không tương thích lại xảy ra cháy nổ, hỏng hóc. Lúc đấy vừa không trả được linh kiện vừa mua. Vừa có thẻ hỏng luôn cả chiếc máy tính.
Thử linh kiện là điều cần thiết
Đối với linh kiện cũ cần quan sát thật kỹ bề ngoài. Và yêu cầu thử ngay sau khi kiểm tra. Nếu xem thấy linh kiện bạn sắp mua đã qua sửa chữa tốt nhất là không nên mua. Mua linh kiện cũ đã hên xui rồi, giờ đã cũ còn qua sửa chữa thì hứa hẹn sẽ lành ít dữ nhiều. Dù có được bảo hành thì bạn cũng chỉ tốn thời gian chạy đi chạy lại sửa chữa thôi. Và nên chú ý, trước khi trả tiền linh kiện phải được test đầy đủ. Tránh trường hợp cãi vã sau khi mua bán xong xuôi nhưng về lại không dùng được.
Sau khi đã mang linh kiện máy tính cũ về, bạn nên gắn và sử dụng thường xuyên. Trong vòng một tháng bảo hành, nếu có hỏng hóc gì còn kịp thời sửa chữa. Hãy cố gắng dùng thật nhiều trong thời gian này để phát hiện ra lỗi sớm nếu có.
Về địa điểm mua bán linh kiện cũ
Nên ưu tiên mua linh kiện cũ từ những hãng nổi tiếng. Dù là cũ nhưng thương hiệu cũng khẳng định độ bền của linh kiện. Đừng ham rẻ mà chọn những nhà sản xuất có linh kiện với thông số tương đương nhưng không có tên tuổi. Không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Nên mua bán ở những cửa hàng chuyên về linh kiện cũ
Nên mua bán linh kiện tại nhà, tại cửa hàng và giữ lại những giấy tờ liên quan đến linh kiện. Ngày nay, khi cần tìm một linh kiện máy tính cũ nào chỉ cần lên mạng gõ là có thể tìm hàng chục nơi bán. Tuy nhiên không phải cá nhân nào cũng buôn bán uy tín. Để tránh những rủi ro không đáng có. Tốt nhất bạn nên giao dịch mua bán ở những địa điểm cụ thể, xin số điện thoại… Để khi có hỏng hóc còn biết đường mà đổi trả.
Một điểm quan trọng nữa, khi mua bán linh kiện máy tính cũ. Bạn nên tìm mua ở những cửa hàng chuyên mua bán. Để trường hợp nếu có hỏng hóc còn có thử để đổi trả nhanh hơn. Hạn chế mua bán cá nhân hoặc những cửa hàng chỉ có vài ba món linh kiện.
Những kinh nghiệm vàng khi mua bán linh kiện máy tính cũ
Những điều cần lưu ý trước khi mua linh kiện máy tính cũ
Cân đối tài chính
Trước khi chọn mua linh kiện, để tăng sức mạnh của hệ thống máy tính bạn cần hiểu rõ mục đích của mình là gì. Khi nắm được nhu cầu sử dụng máy tính của mình rồi. Bạn sẽ đúng đắn khi nâng cấp CPU hoặc đổi mới linh kiện để chiếc máy tính của mình trở nên mạnh hơn. Hiệu năng sử dụng tốt hơn.
Ví dụ như bạn là một designer, nhu cầu của bạn chủ yếu tập trung ở các phần mềm chỉnh sửa ảnh, adobe… Bạn muốn tăng tốc độ xử lý ảnh nhưng máy tính của bạn đang sử dụng đồ họa onboard của Intel. Khiến công việc của bạn chậm rãi, trì trệ. Hãy nghĩ đến việc sắm cho mình một chiếc card màn hình (VGA) rời để hiệu quả công việc của bạn tốt hơn. Chứ không phải tập trung nâng cấp CPU. Mà những linh kiện hỗ trợ cho công việc lại không ngó ngàng tới.
Cân đối tài chính, xác định số tiền bạn hiện có để chi trả cho linh kiện. Tránh trường hợp vung tay quá trán, lỡ có trục trặc hỏng hóc gì lại không còn chi phí để chi trả cho chiếc máy tính của bạn.
Tìm hiểu kỹ thông tin của linh kiện cần mua
Sẽ không có gì tuyệt vời hơn khi bạn hiểu rõ về thứ mình định mua. Và mua về có thể sử dụng mượt mà, cùng với chi phí bỏ ra vừa phải. Vì thế bạn cần tìm hiểu kỹ về linh kiện mình cần, với thông số này có phù hợp với máy tính của mình hay không. Đừng tự đẩy mình vào tình huống dở khóc dở cười như sắm linh kiện này về, phải thay thêm vài thứ khác nữa mới sử dụng được. Như thế, chi phí bỏ ra sẽ đội lên gấp nhiều lần.
Tìm hiểu thông tin của người bán
Đối với những người không có thời gian. Hoặc điều kiện để đến tận các cửa hàng bán linh kiện thì việc mua bán online là sự lựa chọn khá hợp lý. Đối với những trường hợp này, việc tìm hiểu thông tin người bán cũng rất quan trọng. Bạn hãy kiểm tra qua tài khoản facebook của họ, hoặc các thông tin khác như số điện thoại, địa chỉ, tên… Sử dụng tên hoặc số điện thoại của người bán. Để tìm xem trước đó có tin lừa đào nào liên quan đến người bán này không. Nếu đã từng dính lừa đảo thì tốt nhất không nên giao dịch với những người này.
So sánh giá linh kiện ở các cửa hàng hoặc người bán khác nhau. Cùng một linh kiện nhưng mỗi nơi lại rao bán với gái khác nhau. Bước này sẽ giúp bạn lựa chọn được chỗ bán rẻ hơn. Tiết kiệm thêm được một khoản chi phí.
Kiểm tra điều kiện bảo hành và hình thức linh kiện
Đối với linh kiện cũ việc kiểm tra tem, phiếu bảo hành rất quan trọng. Vì những đồ nơi khả năng hỏng hóc cao. Kiểm tra kỹ các thông tin trên để trong thời gian bảo hành nếu có hỏng còn được phía nhà phân phối hỗ trợ.
Kiểm tra hình thức linh kiện cũng là một bước quan trọng. Đối với linh kiện cữ, bằng mắt thường chúng ta cũng có thể thấy được độ mới cũ của linh kiện. Những lỗi khác như bị han rỉ, mạch linh kiện có dấu hiệu cũ, đã qua sử dụng cũng có thể phát hiện được.
Kinh nghiệm kiểm tra chức năng của linh kiện máy tính cũ
Đây được xem là bước quan trọng nhất khi mua linh kiện máy tính cũ. Mỗi loại linh kiện sẽ có cách thức kiểm tra khác nhau. Cùng theo dõi cách kiểm tra các linh kiện cụ thể sau đây:
Cách kiểm tra VGA cũ
Đối với VGA cũ, hãy dành ít nhất 30 phút để kiểm tra và thực hiện các bài test. Yêu cầu người bán cho chạy những phần mềm như Heaven Engine, Furmark… Những phần mềm này sẽ khiến VGA chạy hết công suất. Sau khi chạy được tầm 10 – 15 phút kiểm tra nhiệt độ, tiếng ốn. Kiểm tra khung hình có ổn định hay không.
Có một vài trường hợp, khi test Furmark mượt mà nhưng khi chơi game lại phát sinh lỗi. Vì thế, sau khi test bạn nên chơi một tựa game ở mức setting cao.
Kiểm tra chi tiết các cổng xuất hình để đảm bảo tất cả các cổng đều hoạt động.
Sau khi kiểm tra nếu không thấy có vấn đề gì, bạn có thể yên tâm mua và sử dụng chiếc VGA đó
Kiểm tra mainboard cũ
Đối với linh kiện máy tính cũ, mainboard là linh kiện ẩn chứa nhiều nguy cơ hỏng hóc nhất. Nếu không có kinh nghiệm trong việc lựa chọn linh kiện, có lẽ bạn không nên mua mainboard đã hết thời hạn bảo hành để sử dụng. Tránh những hỏng hóc không lường trước được sau này.
Sau khi loại bỏ được những lỗi có thể phát hiện được bằng mắt thường như han rỉ, cong chân socket, độ mới cũ của phụ tùng… Bạn có thể đi vào kiểm tra chi tiết.
Kiểm tra hết tất cả các khe cắm PCI để đảm bảo tát cả các khe cắm hoạt động tốt. Kiểm tra các khe cắm ram bằng cách cắm ram vào các khe khác nhau để biết tất cả đều hoạt động.
Sau đó tiến hành kiểm tra các cổng kết nối phía sau để đảm bảo mọi thứ hoạt động trơn tru.
Nếu tất cả đều hoạt động tốt, bạn có thể yên tâm rước em mainboard cũ này về sử dụng.
Cách kiểm tra RAM cũ
Sử dụng công cụ test RAM như Windows Memory Diagnostic, nếu không có vấn đề gì thì bạn đã tìm được RAM tốt.
Cách kiểm tra CPU cũ
Đầu tiên hãy quan sát mặt ngoài của chiếc CPU xem chân có bị cong hay gãy không. Nếu có bạn không nên giao dịch chiếc CPU này nữa vì đây là lỗi cơ bản. Nếu cong hay gãy thì sẽ không đảm bảo cho chiếc CPU được vận hành tốt trong thời gian dài.
Sau khi kiểm tra mặc ngoài, bạn bắt đầu tiến hành các bài test cơ bản của CPU. Bạn nên yêu cầu người bán cho sử dụng các phần mềm test như CPU-Z để hiển thị thông số chi tiết của CPU.
Cách kiểm tra HDD, SSD cũ
Đối với HDD, sử dụng CrystalDiskInfo trên Windows để kiểm tra. Nếu tất cả các hạng mục không có cảnh báo thì ổ cứng này sử dụng tốt.
Đối với SSD, sử dụng phần mềm CrystalDiskMark để kiểm tra. Đây là phần mềm rất thông dụng để kiểm tra tốc độ xử lý dữ liệu của SSD.
Trên đây là tổng hợp những kinh nghiệm lựa chọn linh kiện máy tính cũ. Hãy là những người mua hành thông thái để lựa chọn được cho mình sản phẩm tốt nhất.